Mô tả Khâu Đà La

Sách Lĩnh Nam chích quái, truyện Man Nương chép:

Thời Hán Hiến Đế, quan Thái thú là Sĩ Nhiếp đóng đô thành ở bờ phía nam sông Bình Giang (nay là sông Thiên Đức). Phía Nam thành đó có chùa thờ Phật là chùa Phúc Nghiêm, có vị sư từ phương Tây đến, hiệu là Già La Đồ Lê trụ trì ở đấy, có phép đứng một chân, mọi người đều kính phục gọi là tôn sư, kéo nhau tới học đạo.

Già La Đồ Lê (伽羅闍梨) là tu sĩ từ Thiên Trúc mang đạo Bà La Môn truyền sang Việt Nam khi đó là Giao Châu thuộc nhà Hán. Ông xuất thân từ giai cấp cao quý dòng dõi Bà La Môn(là 1 trong 4 giai cấp của Ấn Độ), ông mang tín ngưỡng thờ thần Indra (Đế Thích) bằng hình tượng tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi & Pháp Điện truyền vào nước ta.

Cùng đi với sư còn có đại sư Maha Kỳ Vực, các nhân vật Phật giáo cùng thời đại có Mâu Tử, Chi Cương Lương.

Sư sang Giao Châu vào thời Hán Linh Đế (169-187 sau CN), lúc đo thái thú là Sĩ Nhiếp, ban đầu ông đến vùng Phật Tích, Chùa Nành ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội cũng ghi dấu của ông trước cả khi ông về Đô Phủ Luy Lâu. Ở vùng kẻ Nành, sư sang cầm lá phan trắng đi hóa duyên, đêm về nghỉ trên phiến đá dưới gốc đa đầu làng, chỗ đó sau gọi là "Thạch Sàng ", sư dựng thảo am trên gò đầu làng, sau thành chùa Nành ngày nay.

Tại Luy Lâu có cư sĩ tên là Tu Định, hâm mộ đạo Phật nên thỉnh sư về đó giảng đạo.